Việc thờ cúng, thắp hương cho người đã mất là một nét đẹp của truyền thống văn hóa người Việt. Vì thế mà vào mỗi dịp lễ tết, ngày rằm hay mùng 1 mọi gia đình đều thắp hương để nhớ ơn cội nguồn và cầu mong điều may mắn. Vậy với người mới mất có nên thắp hương không? Cách thắp hương cho người mới mất như thế nào mới đúng? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của livegirlstheater.org nhé.
I. Lý do phải thắp hương cho người mới mất
Thắp hương cho người mới mất là một trong những tập tục đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và rất thiêng liêng được nhiều thế hệ người Việt lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu.
Tùy theo vùng miền, phong tục tập quán của từng địa phương mà cách thắp hương cho người mới mất sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì đều có ý nghĩa là tưởng nhớ, thể hiện niềm thương tiếc người đã mất. Đây cũng là hành động bày tỏ tình cảm, thể hiện những điều chưa kịp nói với người đã mất.
Thắp hương sẽ giúp người mất hiểu được lòng thành, tình cảm của người trần. Từ đó có thể phụ hộ, giúp đỡ, mang lại sự may mắn và bình an cho những người còn sống, giúp gia đình con cháu luôn bình an và đem lại vượng khí.
Trong nghi lễ thờ cúng, gia chủ sẽ thêm tiền vàng, áo quan, xe ngựa… với mong muốn là người thân đã mất của mình được an lạc ở thế giới bên kia. Họ sẽ không phải chịu khổ, chịu cực như khi còn sống.
II. Cách thắp hương cho người mới mất
Khi thắp hương cho người mới mất, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
1. Thời gian thắp hương
Thời gian thắp hương cho người mới mất sẽ diễn ra liên tục 24/24 giờ. Trong vòng 49 ngày đầu của người mới mất, gia chủ cần liên tục thắp hương. Tại một số địa phương, vùng miền thì có thể thắp hương liên tục đến 100 ngày.
Song song với việc thắp hương thì bạn cũng cần phải dâng cơm cúng cho người mới mất 3 bữa/ngày; bao gồm bữa sáng, trưa và chiều.
2. Thắp hương với số nén nhang lẻ
Số nén nhang thắp hương cho người mới mất phải luôn là số lẻ. Có thể là 1 hoặc 3 nén nhang. Điều này giúp gia chủ thể hiện lòng thương tiếc với người đã khuất. Tuyệt đối bạn không được thắp hương với số chẵn bởi nó làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tâm linh và phạm vào lỗi phong thủy.
3. Khi thắp hương cần có lời cầu khấn
Mỗi khi thắp hương, gia chủ cần phải có lời cầu khấn, mời người đã mất về nhận lễ, chứng giám lòng thành và sự hiếu kính của người trần.
Mâm cỗ cúng dù có thịnh soạn đến đâu, bàn thờ có sang trọng như thế nào mà không có lời mời, loài khấn cầu thì đều không có ý nghĩa gì cả. Thậm chí điều này còn khiến các vong hồn lưu lạc kéo đến thụ lộc từ gia đình bạn.
4. Cách dâng hương
Người dâng hương cần có thái độ thành kính khi cúng lễ. Điều này được thể hiện qua cách dâng hương, gia chủ cần chú ý dùng cả hai tay để cắm hương, nén hương cần được cắm thẳng đứng vào bát hương. Bởi vì cách cắm hương cũng thể hiện tấm lòng kính hiếu của con cháu với người đã mất.
5. Cách cắm hương vào bát hương
Trong khi lập bát hương cho người mới mất, gia chủ hãy kém chính giữa 3 nén nhang, sau đó thắp vòng tròn ngoài sát cạnh lần lượt ra đến ngoài đến khi đủ vòng. Thiếp theo, bạn cắm hương như vậy cho đến khi hết diện tích của bát hương đã định sẵn.
6. Luôn phải mở cửa khi thắp hương
Khi cúng cơm, cách thắp hương cho người mới mất, gia chủ cần luôn mở cửa để đón người đã khuất vào nhà nhận lễ. Trước khi làm điều này, gia chủ hãy sửa soạn bàn thờ thật tươm tất, đảm bảo ý nghĩa tâm linh còn có các công việc khác như rót nước, thắp nến, rót rượu, đặt mâm cơm.
Nếu gia chủ không mở cửa khi cúng lễ thì người đã mất sẽ không thể an ngự tại bàn thờ để thụ lễ được.
III. Những lưu ý khi thắp hương cho người mới mất
Song song với nghi thức thắp hương cho người mới mất, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau để không phạm phải lỗi phong thủy.
- Không được đặt trực tiếp mâm cơm cúng lên bàn thờ người mới mất. Đồng thời cũng không được đặt mâm cơm cúng ở dưới mặt đất. Cách cúng lễ cho người mới mất đúng nhất là gia chủ nên kê thêm một chiếc bàn nhỏ, thấp hơn bàn thờ. Sau đó lau sạch bàn rồi rửa một lần nữa bằng nước thơm (có thể là nước gừng, rượu, ngũ vị hương) rồi mới đặt mâm cơm cúng, các lễ vật liên quan lên bàn để thực hiện nghi thức cúng lễ.
- Trong 100 ngày đầu, gia chủ nên cúng cơm liên tục cho người mới mất. Mâm cơm cúng gồm có cơm trắng, muối, nước sạch và trứng luộc. Từ ngày thứ 50 trở đi, mâm cơm cúng cần có thêm những món mặn như thịt luộc, rau xào…
- Tất cả thức ăn, thực phẩm dùng để cúng cho người mới mất đều không được phép nếm thử. Gia chủ chỉ nên ước lượng gia vị để nêm nếm sao cho vừa, không được ăn thử.
- Trong thời gian thắp hương cho người mới mất, gia chủ cần nhốt hoặc xích chó, mèo nuôi trong nhà lại. Tránh trường hợp chúng xô đổ hoặc ăn mâm cơm cúng.
- Sau khi hương tàn gia chủ mới được hạ lễ. Khi thấy hương tàn thì nên hạ lễ để ăn ngay. Không được đẻ mâm cúng từ sáng đến trưa hay từ trưa đến chiều; càng không được phép để mâm cúng ngày này qua ngày khác.
- Trong mâm cơm cúng cho người mới mất không được dùng xôi đỗ đen hoặc các loại bún.
- Một số gia đình truyền thống có khu thờ riêng, gia đình đông đúc, nhiều thế hệ thì truyền thống này luôn được phát huy qua nhiều đời.
- Tuy rằng hiện nay nhiều gia đình có không gian giới hạn, không có gian thờ riêng nên thường gặp khó khăn trong việc thắp hương thì việc đốt hương liên tục sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng gia chủ vẫn phải duy trì việc thắp hương khi còn thức, còn khi ngủ có thể không thắp hương. Chỉ cần duy trì cái tâm khi thắp hương, làm mọi thứ thật tươm tất thì người đã khuất vẫn hiểu được thành ý của con cháu mà không làm khó.
Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách thắp hương cho người mới mất chính xác theo phong tục truyền thống của người Việt. Điều này không chỉ thể hiện sự thành kính của con cháu mà còn là thủ tục rất quan trọng, cần thiết. Để người đã mất có thể yên tâm về thế giới bên kia đoàn tụ với tổ tiên.