Đàn tranh có bao nhiêu dây? Cấu tạo của đàn tranh

Giải Trí Th7 5, 2022
Đàn tranh có bao nhiêu dây
Đàn tranh là một trong các loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cho đến nay đàn tranh vẫn là loại nhạc cụ truyền thống được nhiều người tìm học. Cây đàn này cuốn hút người nghe bởi âm thanh ngọt ngào, chất chứa bao tâm tình. Vậy bạn có biết đàn tranh có bao nhiêu dây? Nếu chưa hãy cùng livegirlstheater.org tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết này nhé.

I. Tìm hiểu đàn tranh có bao nhiêu dây?

dan-tranh-co-bao-nhieu-day
Đàn tranh hay còn gọi là đàn thập lục bởi có 16 dây
Đàn tranh còn có tên gọi khác là đàn có trụ chắn, đàn thập lục. Đây là loại nhạc cụ truyền thống của nhiều quốc gia phương Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đàn tranh thuộc họ nhạc cụ có dây, chi kéo và gảy. Bên cạnh đó, loại nhạc cụ này còn có cả kéo và bộ gõ.
Do đàn tranh có 16 dây nên còn được gọi với cái tên là đàn thập lục. Tuy nhiên, hiện nay đàn tranh đã có được hiện đại hóa với 21 dây, 25 dây, 26 dây.
Ngoài khả năng chơi giai điệu, âm thanh thì ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập, ngón đặc trưng nhất khi chơi loại nhạc cụ này chính là vuốt và gảy. Đàn tranh thường dùng để độc tấu, hòa tấu và chơi trong nhiều thể loại âm nhạc truyền thống như dàn nhạc dân ca.
Sau khi được du nhập vào Việt Nam, đàn tranh được dùng trong các dàn nhạc cải lương, nhạc dân tộc tổng hợp, chèo, nhã nhạc…

II. Lịch sử, nguồn gốc đàn tranh Việt Nam

dan-tranh-co-bao-nhieu-day
Đàn tranh du nhập vào Việt Nam từ đời nhà Trần
Đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh Trung Quốc, được du nhập từ khoảng thế kỷ 13, đời nhà Trần. Trải qua nhiều thập kỷ, người Việt đã “việt hóa” cây đàn để tạo ra những đặc điểm phù hợp với nền âm nhạc của Việt Nam.
Từ đó cho đến nay, đàn tranh đã trở thành một nhạc cụ dân tộc được diễn tấu trong các buổi hòa nhạc, đệm đàn ngâm thơ hoặc kết hợp cùng nhiều loại nhạc cụ khác. Ngày nay, có nhiều nghệ sĩ sử dụng đàn tranh Việt Nam để diễn tấu những bản nhạc trẻ như EDM, Pop…

III. Cấu tạo của đàn tranh

Đàn tranh Việt Nam có hình hộp chữ nhật dài khoảng 110cm đến 130cm, tùy thuộc vào số dây đàn. Đầu lớn của đàn tranh rộng khoảng 25 đến 30cm, có lỗ để mắc dây dàn và nhạn đàn để gác dây. Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15 đến 20cm, có các trục với nhiệm vụ là cố định dây đàn.
Mặt đàn tranh được uốn cong theo hình vòm để tạo ra âm thanh. Thân đàn được làm từ gỗ ngô đồng bởi đặc tính truyền âm tốt.
Trước kia đàn tranh có 16 dây, tuy nhiên sau khi du nhập vào Việt Nam thì số lượng dây đã có sự thay đổi. Vậy đàn tranh có bao nhiêu dây? Đàn tranh Việt Nam được cải tạo với số lượng dây khác nhau như 19 dây, 22 dây và thậm chí còn nhiều hơn nữa để phù hợp với những bản nhạc khó.

dan-tranh-co-bao-nhieu-day
Người chơi đàn tranh sẽ sử dụng móng giả để gảy đàn
Dây đàn tranh được làm từ dây sắt, vì thế mà có âm thanh trong trẻo đặc trưng. Dây đàn có nhiều kích cơ khác nhau, dây càng dày thì âm thanh tạo ra càng trầm và vang; còn dây mỏng thì âm thanh có độ cao lớn hơn.
Nếu quan sát mặt đàn tranh, bạn sẽ thấy có 32 vật nhọn sắc hình chữ A. Đây được gọi là cầu đàn hay còn gọi với cái tên khác là chim én bởi nó có hình dáng giống với cánh chim én. 32 cây cầu này có nhiệm vụ là treo dây đàn và có thể di chuyển dọc theo đầu để điều chỉnh độ cao của mỗi dây đàn ngay trong quá trình chơi nhạc.
Ngoài ra còn có móng gảy đàn. Tuy không thuộc cấu trúc đàn nhưng nếu không có móng gảy đàn thì người chơi sẽ khó có thể tạo ra âm thanh và dây đàn quá mỏng sẽ khiến ngón tay bị xước.
Khi biểu diễn, người chơi sẽ gảy bằng chiếc đinh tuốt ở ngón cái, ngón trước và ngón giữa tay bên phải. Các móng gảy đàn được làm từ những vật liệu cứng như sừng, kim loại, mai rùa…

IV. Cách chơi, âm thanh của đàn tranh Việt Nam

Như đã chia sẻ khi giải đáp đàn tranh có bao nhiêu, người chơi đàn tranh trước tiên phải di chuyển nhạn đàn để lên đúng độ cao của các dây đàn. Tay phải gảy đàn để tạo ra âm thanh. Còn tay trái sẽ sử dụng các kỹ thuật rung, nhấn, vỗ…
Ngày xưa các nghệ nhân chơi đàn tranh sẽ để móng tay dài và gảy đàn bằng 2 ngón là ngón cái, ngón trỏ. Hiện nay, người chơi đàn tranh sẽ đeo móng giả được làm từ sắt hoặc đồi mồi và chơi bằng 3 ngón là ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Với một số tác phẩm khó thì sẽ sử dụng thêm ngón áp út.

dan-tranh-co-bao-nhieu-day
Âm thanh của đàn tranh Việt Nam rất trong trẻo
Khác với đàn cổ tranh Trung Quốc, đàn tranh Việt Nam có âm thanh rất trong trẻo, giàu tình cảm. Vì thế mà loại nhạc cụ này được dùng để diễn tấu những bản nhạc da diết, nhưng cũng phù hợp để thể hiện những bản nhạc có không khí vui nhộn.
Đàn tranh với âm thanh trong trẻ như nói lên tình cảm, tâm tư của người gảy đàn. Càng nghe chúng ta càng thấy được sự bồi hồi cũng như cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam gìn giữ qua nhiều thế hệ.

V. Cách bảo quản đàn tranh

Có thể nói đàn tranh đã tạo nên một biểu tượng về nhạc cụ truyền thống của dân tộc, vượt qua thời gian và thể hiện những nét đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, loại đàn này được làm bằng dây thép, nilon nên nếu sử dụng trong một thời gian nhất định sẽ bị hư hỏng, rỉ sét, bám bẩn…

dan-tranh-co-bao-nhieu-day
Đàn tranh cần được bảo quan đúng cách để không bị hư hỏng, dây đàn gỉ sét
Vậy nên, bạn cần phải biết cách bảo quản đàn, làm sạch dây đàn đúng cách. Đó là dùng một tấm giấy mềm hoặc vải lau kính gấp đôi, gấp 4 tùy theo bề ngang tiếp xúc với dây đàn để vừa khít với khoảng cách của những dây đàn, sau đó chà nhẹ nhàng dọc theo dây đàn.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc đàn tranh có bao nhiêu dây cũng như cấu tạo của nhạc cụ dân tộc đặc sắc này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin về giải trí mới nhất nhé.