Tầng ozon có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật sinh sống trên Trái Đất, chúng có khả năng hấp thụ tia cực tím có hại từ mặt trời. Ngày nay, dưới sự tác động của con người mà tầng ozon đã bị ảnh hưởng. Vậy tầng ozon là gì? Cùng livegirlstheater.org tìm hiểu dưới đây nhé.
I. Tầng ozon là gì?
Tầng ozon là lớp sâu bên trong tầng bình lưu, bao quanh trái đất. Chúng có vai trò quan trọng trong việc che chắn toàn bộ trái đất khỏi ảnh hưởng của tia cực tím có hại từ mặt trời.
Tầng ozon được sinh ra từ những tác động của tia cực tím, phân tử oxy. Ozon là dạng oxy đặc biệt, được tạo thành từ 3 nguyên tử oxi chứ không phải 2 nguyên tử thông thường. Chúng được hình thành khi một số chất phóng xạ, hoặc điện tách hai nguyên tử trong phân tử oxi, sau đó kết hợp với 2 phân tử oxi khác để tạo thành ozon. Do đó chúng có 2 dạng tốt và xấu như sau:
- Ozon được tạo ra từ tự nhiên, nằm ở tầng bình lưu.
- Ozon xấu hay còn gọi là ozon tầng đối lưu. Chúng được tạo ra do hành động của con người.
II. Tầng ozon có vai trò gì?
Chúng ta đều biết rằng tia cực tím có hại đối với sức khỏe của con người. Không những vậy, tia cực tím còn ảnh hưởng đến các sinh vật, hệ sinh thái trên trái đất, gây ra bệnh ung thư da ở con người. Vì thế mà khi tầng ozon bị suy giảm 10% thì mức độ phá hủy của tia cực tím tăng 20%. Vậy vai trò của tầng ozon là gì? Hãy cùng điểm qua một số vai trò của tầng ozon đối với trái đất dưới đây.
- Hấp thụ tia cực tím có hại do ánh nắng mặt trời. Tia cực tím là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da ở con người. Tuy nhiên, khi tia cực tím hay những tia có hại khác do ánh nắng mặt trời sẽ được tầng ozon ngăn chặn 1 phần. Vì thế mà con người, sinh vật trên Trái đất được bảo vệ tốt hơn.
- Trong ngành công nghiệp sản xuất, ozon giúp khử trùng nước đóng chai; làm trắng vải; tạo độ kết dính tốt hơn; dùng để đánh giá tuổi thọ của cao su…
- Ứng dụng của ozon trong ngành y tế như tiêu diệt tế bào ung thư ở giai đoạn đầu; hỗ trợ quá trình oxy hóa cơ thể; loại từ không khí gây hại; sản xuất oxy hóa hoạt hóa…
III. Hậu quả của việc thủng tầng ozon
Thủng tầng ozon đang là hiện tượng mà toàn cầu quan tâm. Do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người mà dẫn đến tình trạng tầng ozon bị suy giảm. Bên cạnh đó, khí thải của các công trình công nghiệp, tủ lạnh và điều hòa cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng ozon. Vậy suy giảm tầng ozon gây ra những hậu quả như thế nào?
1. Biến đổi khí hậu
Tầng ozon bị thủng gây ra nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khí hậu của Trái Đất như hiệu ứng nhà kính, băng tan ở hai cực, thủy triều…
Một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất là nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, mức nhiệt mùa hè mỗi năm ngày càng cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2. Hủy hoại sinh vật biển
Suy giảm tầng ozon cũng khiến lượng các loài sinh vật biển giảm sút. Khả năng sinh sản, sinh trưởng của sinh vật biển suy giảm trầm trọng. Bên cạnh đó, tia tử ngoại từ Mặt Trời cũng khiến sinh vật phù du bị tiêu diệt, các sinh vật biển mất đi nguồn thức ăn. Hậu quả là một số loài bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, hiện tượng nước biển nóng lên cũng khiến san hô bị tẩy trắng, rất nguy hiểm.
3. Giảm chất lượng không khí
Thủng tầng ozon làm gia tăng tia tử ngoại chiếu xuống Trái Đất. Điều này khiến mưa axit xuất hiện ngày càng nhiều và để lại hậu quả nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân làm tăng các phản ứng hóa học gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
4. Tác động đến vật liệu
Hiện tượng bức xạ Mặt Trời do thủng tầng ozon gây ra khiến tuổi thọ các công trình xây dựng bị giảm. Độ bền chắc của các vật liệu xây dựng cũng giảm nhanh hơn.
5. Ảnh hưởng đến các loại thực vật, động vật
Khi chịu những tác động trực tiếp từ tia cực tím, quá trình quang hợp của cây xanh bị cản trở do lá bị hư hại. Điều này khiến cho cây cối chậm phát triển. Nghiêm trọng nhất là mất mùa, cây cối chết hàng loạt ảnh hưởng đến Trái Đất.
Bên cạnh đó, thủng tầng ozon còn làm tăng tia tử ngoại trong không khí, dẫn đến các bệnh ung thư ở con người.
IV. Những biện pháp bảo vệ tầng ozon
Sau khi biết được những hậu quả của thủng tầng ozon là gì, mỗi cá nhân cần phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự suy giảm tầng ozon cũng như đảm bảo sự sống cho mọi sinh vật trên Trái Đất như sau:
- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, các hoạt động sản xuất thải ra khi ODs.
- Sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
- Cần có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, nhà máy để giảm thiểu khói bụi thải vào bầu khí quyển.
- Triển khai những hoạt động giáo dục, tuyên truyền và ngăn chặn các hành động gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách sử dụng phương tiện công cộng, xe điện…
- Hạn chế sử dụng bao bì bằng túi nilon, xốp; nên thay thế bằng túi giấy, túi vải…
- Tự bảo vệ bản thân trước ánh nắng mặt trời như đeo kính râm, che chắn, đội mũ nón…
Có thể thấy, tầng ozon có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ Trái đất khỏi những yếu tố gây hại. Nếu chúng bị thủng thì gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết tầng ozon là gì, cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để có được cuộc sống xanh, an lành.